BƠI LỘI

kinh nghiệm học bơi nhanh cho người mới tập

Để học bơi nhanh nhất và đúng kỹ thuật, bạn cần có sự hướng dẫn của giáo viên hoặc người có kinh nghiệm trong từng kỹ thuật bơi cụ thể. Theo các HLV dạy bơi, để tập bơi chuẩn, học bơi nhanh thì bạn cần phải thực hiện đúng trình tự với các bài tập cơ bản dưới đây.

1. Tập các động tác khởi động cơ thể

Các động tác khởi động sẽ giúp bạn tránh tình trạng bị chuột rút, đau cơ khi ở dưới nước. Và việc khởi động sẽ giúp cho cơ thể của bạn vận động uyển chuyển và linh hoạt hơn dưới nước, dễ tập hơn. Bạn chỉ cần tập các động tác xoay cổ tay, xoay cánh tay, gập đùi sang 2 bên, xoay hông, hay chạy một vòng hồ bơi trước khi bắt đầu bơi.

2. Kinh nghiệm học bơi nhanh với các bài tập bơi trên cạn

Bạn thực hiện mô phỏng các động tác để tập bơi trên cạn như động tác quạt nước, đập chân, phối hợp chân tay,...Việc tập các động tác này trên cạn sẽ giúp cơ thể bạn quen dần, tạo nên những phản xạ tự nhiên, giúp cho việc tập bơi dưới nước dễ dàng hơn và biết bơi nhanh hơn.

3. Tập cách nín thở đúng cách dưới nước

Kinh nghiệm cho người mới học bơi chính là tập cách nín thở và hít thở đúng kỹ thuật dưới nước, đây là một trong những cách học bơi nhanh. Thực hiện nín thở dưới nước đúng cách sẽ giúp cơ thể bạn nổi trên mặt nước, thuần thục động tác này sẽ giúp bạn tập bơi dễ dàng hơn với các động tác tiếp theo.

Động tác này không khó, bạn chọn mực nước tầm ngang bụng, hãy thả lỏng người sau đó hít một hơi thật sâu và nín thở rồi ngụp xuống nước. Khi hết hơi, không chịu đựng được nữa thì ngoi lên. Tập luyện thành thạo để cơ thể quen với việc nín thở sâu dưới nước, khi đó bạn có thể bơi lâu dưới nước mà không sợ bị sặc nước.

4. Tập hít thở dưới nước

Tập cách hít thở để cơ thể được cung cấp đầy đủ oxy khi ở dưới nước, có thể bơi lâu hơn mà không lo lắng bị ngạt nước.

Bạn chọn mực nước ngang bụng, đứng ở gần thành bể bơi, dùng 2 tay bám chắc vào thành. Tiếp đến, bạn há miệng lấy hơi thật sâu rồi ngụp đầu xuống nước sau đó dần thả lỏng người và duỗi thẳng 2 chân, cánh tay giữ thẳng. Khi đó, cơ thể của bạn sẽ nổi trên mặt nước và bạn cần thở ra bằng mũi từ từ sau đó ngoi lên mặt nước. Lặp lại các động tác cho đến khi thuần thục.

5. Tập nổi trên mặt nước

Sau khi thành thạo kỹ năng hít thở dưới nước thì bạn bắt đầu tập nổi tự do trên mặt nước.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn bám 2 tay vào thành bể, 2 chân duỗi thẳng ra phía sau, tiếp đến bạn hít một hơi thật sâu rồi hụp xuống nước đồng thời nín thở. Tiếp theo, bạn hãy thả lỏng người, lúc này cơ thể của bạn sẽ nổi trên mặt nước, khi đó bạn hãy thở ra bằng mũi dưới nước sau đó ngoi lên mặt nước. Thực hiện lại cho đến khi thuần thục.

6. Kinh nghiệm học bơi nhanh với bài tập lướt nước

Lướt nước sẽ giúp bạn rút ngắn khoảng cách đến đích bơi và giúp bơi nhanh hơn trên mặt nước.

Thực hiện như sau: Tựa lưng vào thành bể bơi, hít một hơi thật sâu và nín thở. Hai tay duỗi thẳng (bàn tay khép sát vào nhau), ép sát vào người đồng thời ngả người về phía trước. Sau đó, mặt úp xuống nước, dùng 2 chân đạp mạnh vào thành bể để tạo lực đẩy nhằm đẩy cơ thể di chuyển về phía trước.

Khi cơ thể lướt về phía trước, bạn kết hợp quạt nước bằng tay theo hình nửa vòng tròn về 2 phía đồng thời đạp chân đều đặn để cơ thể di chuyển xa hơn trên mặt nước.

Như vậy khi đã tập thành thạo đến bước lướt nước là bạn có thể bơi được rồi. Nắm được cách học bơi đúng kỹ thuật thì bạn sẽ nhanh chóng biết bơi hơn.

7. Tập cách đứng nước

Để tập đứng nước đúng cách, bạn thực hiện co 2 chân về phía trước ngực, kéo 2 tay ra phía sau (quạt nước từ trước ra sau bằng 2 tay). Sau đó, bạn lấy thăng bằng và đứng thẳng lên, đồng thời tay và chân vẫn thực hiện quạt nước nhẹ nhàng.

8. Hãy bắt đầu tập với kiểu bơi dễ trước

Với môn thể thao bơi lội, có 4 kiểu bơi cơ bản nhất: Bơi ếch, bơi sải, bơi ngửa và bơi bướm. Trong đó, bơi ếch và bơi sải là 2 kiểu bơi cơ bản nhất và cũng dễ tập nhất so với bơi ngửa và bơi bướm.

Đối với người mới tập bơi, bạn nên chọn bơi ếch hoặc bơi sải. Bơi ếch sẽ đơn giản hơn bơi sải, ít tốn thể lực hơn và có thể bơi bền hơn. Còn bơi sải sẽ giúp bơi nhanh hơn về tốc độ, rèn luyện thể lực rất tốt. Sau khi thành thạo 2 kiểu bơi cơ bản này thì bạn có thể dễ dàng tập các kiểu bơi khác. Đây là kinh nghiệm giúp bạn dễ dàng tập bơi, học an toàn và hiệu quả nhất.

đạp chân bơi ếch đúng cách cho người mới bắt đầu

Đạp chân trong bơi ếch là kỹ thuật rất quan trọng. Như ghi nhận thì chính phản lực từ những cú đạp chân đã giúp cơ thể di chuyển về phía trước nhanh chóng trong dòng nước. Vậy nên khi bơi ếch bạn cần nắm bắt rõ kỹ thuật đạp chân. Đơn giản bạn hãy tham khảo cách đạp chân bơi ếch chuẩn kỹ thuật

Kỹ thuật chân trong bơi ếch

Kỹ thuật chân trong bơi ếch được ghi nhận có yêu cầu khá đơn giản. Nếu so với bơi sải, bơi bướm,…thì cách đạp chân bơi ếch đòi hỏi kỹ thuật nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, để thực hiện thuần thục bạn cũng cần chú ý nắm bắt kỹ thuật chuẩn. Cụ thể, ở đây bạn hãy nhớ đạp chân trong bơi ếch có 2 kỹ thuật cơ bản. Bao gồm: 

Kỹ thuật rút chân về trước 

Kỹ thuật đạp chân bơi ếch quan trọng đầu tiên bạn cần nắm bắt là kỹ thuật rút chân về trước. Kỹ thuật này yêu cầu về tư thế như sau: 

Đặc biệt, khi thực hiện kỹ thuật chân bơi ếch này bạn phải chú ý rút gót chân càng gần mông sẽ càng tốt. Đồng thời phần cổ chân cần thả lỏng. Bàn chân xoay hướng ra ngoài. 

Kỹ thuật đạp nước trong bơi ếch 

Bên cạnh kỹ thuật rút chân về trước thì trong kỹ thuật bơi chân ếch còn có kỹ thuật đạp nước. Kỹ thuật này về cơ bản thực hiện như sau: 

- Bàn chân gập. Mũi chân bẻ ra ngoài 

- Đầu gối hướng vào trong. Phần bàn chân hướng ra ngoài 

- Bàn chân hướng ra sau. Sau đó hơi hướng lên trên khi kết thúc kỹ thuật đáp nước 

- Cuối cùng duỗi thẳng đầu gối cho tới khi cả 2 bàn chân gần chạm vào nhau. 

Lưu ý cần nắm bắt khi thực hiện kỹ thuật chân bơi ếch 

Cách đạp chân bơi ếch không chỉ yêu cầu đúng kỹ thuật mà bạn còn phải chú ý thêm các thao tác sau: 

- Thả lỏng bàn chân, sau đó co chân với tư thế ngón chân gần với ống chân. Đồng thời đưa đầu gối thấp xuống. 

- Duỗi thẳng 2 chân ra hướng phía sau rồi dùng lòng bàn chân để đạp nước đẩy thân người về phía trước. 

- Duỗi thẳng ngón chân ra hướng phía sau khi mà 2 chân đã duỗi thẳng. Đầu gối 2 chân đảm bảo gần sát nhau. Đồng thời hai lòng bàn chân hướng vào nhau gần nhất có thể. 

- Thực hiện co chân và giữ đầu gối gần nhau. Đồng thời hướng gót chân lên cao giúp chân thả lỏng. 

- Thả lỏng cơ thể thoải mái trước khi tiếp tục chu kỳ đạp nước. 

Mô tả kỹ thuật đạp chân ếch

Kỹ thuật đạp chân bơi ếch được tiến hành theo hình ảnh mô phỏng hoạt động của ếch ở dưới nước. Vì thế, bạn có thể hiểu mô tả kỹ thuật đạp chân ếch đồng nghĩa là mô tả tư thể nhảy của chú ếch trong môi trường nước. 

Theo đó, bạn có thể ghi nhớ thực chất cách đạp chân trong bơi ếch là đạp chân sao cho lòng bàn chân đè vào dòng nước. Thông qua việc thực hiện kỹ thuật đạp chân thì người bơi ếch có thể đẩy cả thân mình tiến về phía trước. Tức là nếu bạn đạp chân mạnh sẽ có thể tiến về phía trước xa hơn. 

Vậy thực tế cách đạp chân khi bơi ếch mô tả như thế nào? Về cơ bản bạn có thể học theo cách đạp chân bơi ếch chuẩn kỹ thuật như sau: 

Mô tả kỹ thuật đạp chân cơ bản trong bơi ếch

- Dùng chân đạp vào thành hồ bơi với mục đích lấy chân lướt về phía trước 

- Thu hai tay sát bên hông. Sau đó, bắt đầu tiến hành co chân đạp. Bạn cần chú ý kiểm tra độ cao của gót chân khi co đã đúng chưa bằng cách xem hai đầu bàn tay có đúng đến gót chân không. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý gót chân không nên đưa cao quá mặt nước khi đạp chân bơi ếch. 

- Duỗi thẳng chân và thả lỏng cơ thể hoàn toàn giúp cơ thể nhẹ nhàng lướt đi trong nước 

Kiểu đạp chân trong bơi ếch

Liên quan đến cách tập chân bơi ếch bạn cần chú ý đến các kiểu đạp chân. Bởi vì thực tế các chuyên ra đã ghi nhận trong bơi ếch có nhiều kiểu đạp chân khác nhau. Theo đó mỗi người có thể chọn tập chân bơi ếch với kiểu đạp riêng. 

Tuy nhiên về  cơ bản thì có 3 kiểu đạp chân bơi ếch. Bao gồm: 

Đặc biệt, bạn có thể hiểu đơn giản kiểu đạp chân hẹp là kiểu đạp chân có yêu cầu khoảng cách hẹp giữa 2 đầu gối với gót chân. Còn 2 kiểu đạp chân còn lại trong bơi ếch yêu cầu khoảng cách rộng. Trong đó, kiểu đạp chân thứ 3 yêu cầu độ rộng lớn hơn kiểu đạp chân thứ 2 như đúng tên gọi của nó. 

Song bạn lưu ý trong cách đạp chân bơi ếch thì việc thực hiện lặp đi lặp lại cùng 1 kiểu đạp chân là điều không nên. Bởi vì hành động đó sẽ khiến xương khớp bị đau nhức. Nhất là khi bạn bơi dài, bơi lâu, bơi thường xuyên còn có thể gặp một số chấn thương không mong muốn. Vì thế, tốt nhất khi bơi ếch bạn hãy sử dụng luôn phiên các kiểu đạp chân. Việc hoán đổi liên tục các kiểu đạp chân trong bơi ếch sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng về chấn thương. Đồng thời, bạn còn có thể tăng tốc độ bơi hiệu quả. 

Hiệu lực giai đoạn đạp chân ếch phụ thuộc vào 3 yếu tố

Trong bơi ếch hiệu lực giai đoạn đạp chân được chứng minh phụ thuộc vào 3 yếu tố: Cụ thể: 

Yếu tố thứ nhất

Đường và phương chuyển động của các khớp. Bao gồm khớp cổ chân, khớp gối và khớp hông. Khi đạp nước ra sau sẽ tạo lợi thế sinh ra lực đẩy cơ thể về phía trước. 

Bạn cần chú ý trong bơi ếch khi đạp nước phải đảm bảo thứ tự duỗi khớp cũng như tư thế dùng sức các bộ phận ở chân. Theo đó, khi đạp nước bơi ếch thì bộ phận phát lực đầu tiên chính là đùi và duỗi khớp hông. Chỉ có như vậy thì mới giữ được tư thế cẳng chân vuông góc với hướng tiến. Tiếp đó sẽ là duỗi khớp gối. Cuối cùng là khớp cổ chân. 

Yếu tố thứ 2

Hiệu quả của giai đoạn đạp nước trong bơi ếch phụ thuộc vào diện tích đạp nước. Theo đó diện tích đạp nước lớn sẽ mang đến hiệu quả đạp nước cao. Tuy nhiên, diện tích đạp nước lớn/nhỏ trong bơi ếch được quyết định bởi động tác xoay bàn chân, cẳng chân. Tức là liệu bàn chân có xoay hướng ra ngoài hết và cẳng chân có thẳng so với mặt nước không. 

Vì vậy, trước khi kết thúc đạp chân bơi ếch đòi hỏi bạn phải xoay bàn chân ra ngoài. Nếu bạn vội vàng duỗi thẳng cổ chân đồng nghĩa sẽ làm thu hẹp diện tích đạp nước. Điều này có nghĩa hiệu quả đạp chân bơi ếch đã bị giảm. 

Yếu tố thứ 3 

Trong cách đạp chân bơi ếch thì hiệu quả của giai đoạn đạp nước cũng được ghi nhận phụ thuộc vào tốc độ đạp nước. Bởi vì lực cản của nước tỉ lệ với bình phương tốc độ. Điều này đồng nghĩa trong bơi ếch cần tạo ra tốc độ đạp nước mạnh. 

Theo đó, khi đạp nước bơi ếch bạn phải phát huy tối đa sức mạnh cơ đùi, cẳng chân. Đồng thời, bạn cần tăng gia tốc vuốt nước để làm cho lực đạp mạnh hơn. Như vậy hiệu quả đạp nước mới cao nhất.   

Trên đây là bật mí chi tiết về cách đạp chân bơi ếch chuẩn kỹ thuật. Bạn có thể tham khảo để ghi nhớ và luyện tập đạp chân trên cạn thành thạo.


kỹ thuật tay trong bơi ếch

Bơi ếch là một trong những bộ môn bơi lội phổ biến nhất hiện giờ. Động tác trong bộ môn bơi này không quá phức tạp nhưng đòi hỏi người tập cần thực hiện đúng. Kỹ thuật tay bơi ếch đóng vai trò nền tảng. Thế nhưng lại chưa nhiều người nắm rõ cách quạt tay khi bơi ếch đúng chuẩn.

Tác dụng của kỹ thuật tay bơi ếch 

Tác động chính của động tác quạt tay trong bơi ếch là chính là tạo động lực để cơ thể tiến về phía trước. Đồng thời khi phối hợp với động tác chân, tốc độ chuyển động trong khi bơi cũng tăng lên đáng kể.

Bên cạnh đó, động tác quạt tay còn tạo lực nổi giúp cho cơ thể nổi lên được mặt nước. Động tác này không khó nhưng đòi hỏi người tập cần thực hiện đúng, thực hiện theo đúng kỹ thuật.

5 Thao tác kỹ thuật quạt tay trong bơi ếch

Kỹ thuật tay bơi ếch chia thành 5 giai đoạn cơ bản, ứng với các thao tác thực hiện đặc trưng. Nếu đang trong quá trình học bơi ếch, bạn cần nắm rõ những thao tác quan trọng này.

Thao tác ban đầu

Bạn cần duỗi thẳng hai tay sao cho nằm song song với mặt nước. Hai lòng bàn tay phải úp xuống nước, các ngón tay cần được khép lại tự nhiên. Tư thế này tương tự như hình thoi lướt đi trên mặt nước.

Thao tác ôm nước

Đối với thao tác ôm nước, bạn cần điều chỉnh sao cho hai tay vươn ra phía trước mặt. Nhằm đẩy trọng lượng cơ thể về phía trước. Bạn hãy chú ý gập cổ tay về mũi bàn tay, hơi chếch xuống bên dưới để tạo lực đẩy với nước.

Khi ép lòng bàn tay có nghĩa là một lực đẩy đã được tạo thành giúp quạt nước. Nói chung, động tác ôm vai trò tạo lực giúp quạt nước, hỗ trợ cơ thể nổi lên khỏi mặt nước lấy hơi.

Thao tác quạt nước

Thao tác quạt nước có vai trò tạo lực kéo, đẩy lên tốc độ bơi. Trong môn bơi ếch, thao tác cũng sẽ thực hiện theo thứ tự cụ thể. Đó là từ bên cạnh di chuyển xuống dưới, tiếp tục ra sau và di chuyển vào trong.

Lưu ý, khuỷu tay trong quá trình quạt tay bơi ếch cần đặt lên cao nhằm tạo lực quạt mạnh. Mặt khác, phần khuỷu tay cũng vậy, luôn nằm ở vị trí cao hơn phần cẳng tay. Cẳng tay và cánh tay sẽ tạo với nhau một góc biến đổi linh hoạt theo chuyển động quạt nước. Lúc tiến hành quạt nước và thu tay lại, bạn cần đảm bảo bàn tay luôn đặt phía trước vai.

Thao tác thu tay

Thu tay thực hiện sau động tác quạt nước. Theo đó, quá trình này giúp hình thành lực tiến và lực nâng duy trì trạng thái cơ thể phù hợp trong môi trường nước. Động tác này phải thực hiện theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, từ phía dưới lên phía trên.

Bạn hãy chú ý thực hiện đúng động tác thu tay ở phía dưới, lòng bàn tay có thể úp xuống hoặc để ngửa. Sau đó, khép lại rồi mới bắt đầu duỗi về phía trước. Trong đó, động tác giữ vai trò gần như kết thúc thì khuỷu tay phải lên để thấp hơn so với cẳng tay, sao cho hai bộ phận này tạo thành góc nhọn.

Thao tác duỗi tay

Đây là thao tác cuối cùng trong kỹ thuật tay bơi ếch. Bạn cần duỗi thẳng khớp tay và cả khớp vai. Đồng thời, lòng bàn tay cần phải xoay một cách từ từ lên phía trên hoặc úp từ từ xuống phía dưới, tay cần vươn ra phía trước.

Lưu ý khi thực hiện kỹ thuật tay bơi ếch 

Trong quá trình thực hiện kỹ thuật quạt tay bơi ếch, bạn hãy ghi nhớ một vài lưu ý quan trọng dưới đây.

- Nếu như cơ thể đang lướt nước, bạn phải dỗi hai cánh tay thẳng lên theo phần đầu. Tay cần phải áp sát vào hai bên tai, vị trí hai bàn tay nên đặt sát nhau, lòng bàn tay thì nên hướng xuống dưới mặt nước.

- Nếu cơ thể trong tư thế thực hiện động tác tay, tất cả các ngón tay cần chụm sát vào nhau, llòng bàn tay luôn phải quay ra bên ngoài, cánh tay cần quạt nhẹ hai bên cho đến khi cơ thể dịch chuyển khỏi vị trí vai.

- Trong giai đoạn quạt nước, bạn cần tiến hành đổi hướng quạt cho cả cánh tay và lòng bàn tay sao cho hướng về đằng sau. Thao tác cụ thể là hãy uốn cong cánh tay tại phần khuỷu tay. Sau đó dịch chuyển cánh tay xuống vị trí bụng.